Nếu không thanh toán thẻ tín dụng có sao không?

Không thanh toán thẻ tín dụng gây ra nhiều hậu quả không tốt cho chủ thẻ, thậm chí chủ thẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự

Số lượng người dùng sử dụng thẻ tín dụng ngày càng đông vì đây là hình thức thanh toán tiện lợi thay thế cho tiền mặt với nhiều tiện ích hấp dẫn đến từ các đơn vị phát hành thẻ. 

Bản chất của thẻ tín dụng là khách hàng dùng “tiền vay” từ ngân hàng để chi tiêu bằng thẻ, sau đó hoàn trả lại sau cho ngân hàng khi đến hạn. Tuy nhiên trong quá trình dùng thẻ nhiều người chi tiêu mất kiểm soát quá hạn mức tín dụng được cấp dẫn tới tình trạng không trả được nợ hoặc có những chủ thẻ cố tình không thanh toán thẻ tín dụng. Vậy việc không thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn có xảy ra rủi ro gì không?

1.Không thanh toán thẻ tín dụng sẽ xảy ra những trường hợp nào?

Thông thường các sản phẩm thẻ tín dụng hiện nay miễn lãi cho chủ thẻ 45 ngày. Hết thời gian miễn lãi nếu chủ thẻ chưa thanh toán đầy dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn thì toàn bộ dư nợ sẽ bị tính lãi suất, nếu chủ thẻ không thanh toán số tiền tối thiểu thì toàn bộ dư nợ sẽ bị tính lãi suất quá hạn, đồng thời bị phạt phí chậm trả.

Nhìn chung việc khách hàng không thanh toán thẻ tín dụng sẽ khiến chủ thẻ phải chịu nhiều rủi ro cũng như các hậu quả vì đã vi phạm hợp đồng tín dụng sử dụng thẻ tín dụng với ngân hàng phát hành thẻ. Cụ thể như sau:

Tăng thêm áp lực tài chính: Áp lực tài chính sẽ càng tăng thêm khi chủ thẻ đã không đủ tiền để thanh toán dư nợ nhưng còn bị áp dụng lãi phạt và các khoản phí phạt từ đơn vị phát hành thẻ. Lãi suất trả chậm khoảng 20 – 30%, còn phí phạt trả chậm khoảng 4 – 6% số tiền chưa thanh toán tùy theo quy định từng đơn vị. Chủ thẻ càng lâu không trả nợ số phí và lãi suất phải trả càng nhiều hơn.

Rủi ro bị nợ xấu: Khi không thanh toán thẻ tín dụng, khoản nợ bạn đã chi tiêu sẽ trở thành nợ xấu (khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) và được ghi nhận trên hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và khiến điểm tín dụng của bạn bị giảm. Việc giảm điểm tín dụng sẽ khiến bạn trong tương lai khó có được cơ hội vay vốn ở tất cả các ngân hàng hay tổ chức tài chính hợp pháp.

Sự đòi nợ ráo riết của ngân hàng phát hành thẻ: Chủ thẻ sẽ nhận được tin nhắn, email đến điện thoại để nhắc nhở bạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, nếu quá 3 kỳ sao kê liên tiếp bạn không thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ khóa thẻ của bạn để tránh phát sinh giao dịch.

Do đó khách hàng khi dùng thẻ tín dụng khi lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, dùng thẻ như một công cụ tài chính hữu dụng cho bạn trong nhiều trường hợp, không nên thanh toán thẻ tín dụng sau hạn thanh toán đã thỏa thuận sẽ phải chịu những rủi ro nêu trên.

Không trả nợ thẻ tín dụng sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối

2.Không thanh toán tiền thẻ tín dụng có phải chịu trách nhiệm pháp lý?

Theo Khoản 4 Điều 466 Luật dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”

Trong trường hợp bạn không thanh toán thẻ tín dụng vì không đủ tiền thì có thể thỏa thuận lại với bên đơn vị phát hành thẻ để họ cho bạn chậm trả tiền, nếu họ đồng ý gia hạn cho bạn chậm trả tiền trong một thời gian nhất định và sau khi hết thời gian gia hạn bạn thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình dựa theo Điều 287 Bộ luật dân sự 2005:

“1. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.

2. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.”

Nhưng nếu bên đơn vị phát hành thẻ không đồng ý gia hạn thêm thời gian bạn phải tiến hành thu xếp trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ cho đơn vị phát hành thẻ.

Nếu bạn không thanh toán thẻ tín dụng, không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên phát hành thẻ thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Nếu chủ thẻ không có dấu hiệu vi phạm hình sự thuộc tội nêu trên thì bên cho vay cũng có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án về việc bạn vi phạm nghĩa vụ dân sự  trong hợp đồng vay tiền. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại các điều của Bộ luật dân sự 2005

Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. “

Kết luận: Nếu không thanh toán thẻ tín dụng chủ thẻ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trả nợ với bên phát hành thẻ.

Không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự

Như vậy có thể thấy khi khách hàng không thanh toán thẻ tín dụng thì  sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về tài chính cũng như các trách nhiệm pháp lý. Do đó khi sử dụng thẻ tín dụng chi tiêu, chủ thẻ nên tận dụng khoảng thời gian miễn lãi để trả hết dư nợ, đồng thời lên kế hoạch chi tiêu cụ thể để luôn đảm bảo chi tiêu trong khả năng trả nợ của bản thân, không để số tiền nợ quá lớn. Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu hiệu và tiện ích giúp cho cuộc sống của khách hàng, tuy nhiên nếu dùng thẻ không đúng cách khách hàng sẽ phải chịu những hậu quả không tốt.

Nguồn: thebank.vn

Ngành y tế triển khai thanh toán không dùng tiền mặt

Việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều lợi ích hơn so với dùng tiền mặt như: An toàn, nhanh chóng, chính xác và công khai, minh bạch. Người bệnh cũng tiết kiệm được thời gian, từ đó tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Đến nay, 100% bệnh

Xem chi tiết

Investing in CHIP cards is an investment for the future

That is the affirmation of Ms. Nguyen Tu Anh, Chairman of the Vietnam National Payment Joint Stock Company (Napas) with the Securities Investment Review. There is an opinion that the card development speed will slow down due to the emergence of new electronic ecosystems, what do you think about this? According to statistics of the

Xem chi tiết

Thẻ chip bắt đầu thay thẻ từ

Các NH chuyển đổi trong đợt đầu, gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TienphongBank và An Bình, với số lượng thẻ ATM chiếm khoảng 70% tổng số thẻ trên cả nước, chưa kể một số NH khác cũng đang đăng ký chuyển đổi với Công ty CP Thanh toán quốc gia VN (Napas). Việc chuyển

Xem chi tiết

Không tiếp xúc: Xu hướng ngân hàng tương lai

Việt Nam có 41 ngân hàng với số lượng thẻ từ hiện tại vào khoảng 75 triệu thẻ; gần 280.000 máy POS – phần lớn đã tuân theo Tiêu chuẩn thẻ chip (EMV) và việc nâng cấp để hỗ trợ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa không quá phức tạp. An toàn, bảo mật, đa

Xem chi tiết

Ensuring Vietnam’s digital payment security

Payment boom without cash In recent years, Vietnam has seen an explosion of cashless payment methods, including credit cards, Internet Banking, e-wallets and other digital payment applications. Vietnamese consumers are increasingly actively accepting digital payments because of the convenience and speed of payment, so this payment method is used more frequently in direct door-to-door transactions.

Xem chi tiết

Hơn 1 triệu thẻ từ đã chuyển sang thẻ chip

Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) cho biết đến nay ngân hàng đã chuyển đổi hơn 1 triệu thẻ từ sang thẻ chip Theo bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm thẻ Vietcombank, từ tháng 9-2019, Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai phát hành mới và chuyển đổi thẻ

Xem chi tiết

Đối tác - Khách hàng